Nếu đề cập đến Tài khoản Amazon nói chung thì nó được chia làm hai loại là tài khoản người mua và tài khoản người bán. Trong Tài khoản Amazon dành cho người bán lại được chia ra thành hai loại, phục vụ nhu cầu của cá nhân và doanh nghiệp.

Ở bài viết này, AlpGood sẽ gửi đến anh/chị về các loại tài khoản Amazon, đặc điểm của nó cũng như đưa ra lời khuyên cho doanh nghiệp.

1. Tài khoản Amazon dành cho người mua

Chúng ta biết đến Amazon như một sàn thương mại điện tử biết cách “chiều” ý khách hàng. Cũng chính bởi có những chính sách ưu đãi và cam kết giao hàng nhanh trên toàn nước Mỹ mà Amazon ngày càng đem về cho mình những khách hàng trung thành.

Việc khách hàng đến với Amazon và chọn gói tài khoản mua hàng dài hạn không phải là chuyện hiếm. Và đây cũng là điều không phải sàn nào cũng có thể làm được.

Khách hàng có thể chọn một trong hai gói tài khoản sau để đăng ký:

  • Gói thứ nhất: gói mua hàng bình thường

Gói này cũng tương tự như việc bạn tạo một tài khoản để Amazon nhận diện bạn là ai. Amazon sẽ yêu cầu bạn cung cấp thông tin để giao hàng chính xác.

  • Gói thứ hai: Prime account (khách hàng trung thành)

Với gói này, người mua sẽ có được rất nhiều ưu đãi của Amazon mà tài khoản bình thường không có như: giao hàng MIỄN PHÍ trong hai ngày đối với các mặt hàng đủ điều kiện đến các địa chỉ ở Hoa Kỳ, tham gia các chương trình khuyến mãi, tặng quà do Amazon tổ chức,…

tài khoản amazon

2. Tài khoản Amazon dành cho người bán

Để bán được hàng, việc đầu tiên seller cần làm là tạo cho mình một tài khoản bán hàng. Hiện tại, Amazon cung cấp cho người bán hai loại tài khoản kinh doanh:

 

  • Tài khoản cá nhân (Individual account)

Individual account phù hợp với những seller kinh doanh nhỏ lẻ, chưa đủ vốn hoặc có mô hình sản xuất chưa đủ lớn để đáp ứng nguồn hàng, cũng như thiếu nhân sự và kinh phí để thuê một bên cung cấp dịch vụ ngoài.

Điều đặc biệt ở đây là seller không phải trả phí quản lý tài khoản hàng tháng.

Hạn chế của tài khoản này là seller chỉ được bán tối đa 40 sản phẩm lên trang bán hàng của mình. Khi có đơn đặt hàng, người bán sẽ phải chi trả $0,99/đơn cho Amazon. Ngoài ra, seller cũng có thể sẽ phải trả thêm một số phí khác cho mỗi đơn hàng được chốt theo quy định của Amazon.

 

  • Tài khoản chuyên nghiệp (Professional)

Professional phù hợp với những doanh nghiệp có nguồn hàng tự sản xuất hoặc hợp tác với một đơn vị sản xuất khác (trong nước).

Với loại tài khoản này, doanh nghiệp sẽ phải trả $39,99/tháng để duy trì tài khoản. Sử dụng Professional, doanh nghiệp có thể đăng ký sử dụng dịch vụ FBA, đăng ký bản quyền thương hiệu (Trademark), các loại hình quảng cáo đẩy hàng khác nhau,…

Đặc biệt hơn, seller không bị giới hạn số lượng hàng bán đi. Ngược lại, Amazon còn tạo điều kiện và đánh giá cao sản phẩm của bạn nếu sản phẩm đó được bạn và khách hàng chứng minh là chất lượng và “đáng tiền”.

Xem Hướng dẫn đăng ký tài khoản Amazon Seller ngay!

 

3. Sự khác biệt giữa tài khoản Amazon Cá nhân (Individual account) và Chuyên nghiệp (Professional)

tài khoản amazon

Nhìn vào bảng thống kê trên, doanh nghiệp cũng hiểu được đặc điểm của mỗi loại tài khoản Amazon. Ngoài những khác biệt về chi phí và  giới hạn sản phẩm bán ra, việc sở hữu một tài khoản Amazon chuyên nghiệp còn mang lại những lợi thế sau:

  • Quản lý kho dựa trên nguồn dữ liệu, bảng tính và báo cáo của Amazon
  • Quản lý đơn hàng dựa trên báo cáo đơn hàng của Amazon
  • Sử dụng dịch vụ của Amazon Marketplace để tải lên dữ liệu, nhận báo cáo và các chức năng API khác
  • Giá vận chuyển do người bán quyết định
  • Được tham gia các chương trình khuyến mãi, dịch vụ quà tặng do Amazon đề ra
  • Đủ điều kiện để xuất hiện Featured Offer

 

Trong khi tài khoản Amazon cá nhân không có được những ưu thế trên, mặt khác:

  • Giá vận chuyển do Amazon ấn định cho mỗi sản phẩm
  • Không thể mở rộng quy mô và xây dựng thương hiệu
  • Không thể cạnh tranh với các sản phẩm tương đương được bán từ tài khoản chuyên nghiệp

 

Lưu ý: Dựa trên điều kiện kinh doanh của cá nhân/doanh nghiệp, sau khi đưa ra được lựa chọn cho mình, doanh nghiệp sẽ tiến hành tạo ngay tài khoản. Nhưng thực tế, điều này không hề đơn giản như thao tác trên các sàn thương mại điện tử như Tiki, Shopee hay Lazada. Ngược lại, nó phải trải qua rất nhiều bước xác minh và yêu cầu về khai báo

4. Có thể chuyển đổi/ nâng cấp/ đình chỉ hoặc đóng tài khoản Amazon không?

Nếu khi bạn muốn ngừng việc bán hàng trên Amazon trong một khoảng thời gian nhất định vì bất kỳ lý do nào (trường hợp khẩn cấp gia đình, thiên tai, nghỉ lễ, v.v.), bạn có thể tạm thời đình chỉ tài khoản bán hàng chuyên nghiệp hoặc cá nhân của bạn.

Bạn có thể chọn nâng cấp tài khoản Cá nhân thành tài khoản Chuyên nghiệp và hoàn toàn có thể biến tài khoản bán hàng chuyên nghiệp thành cá nhân (nếu bạn không muốn bị tính phí hàng tháng).

Lưu ý: Nếu bạn chọn đóng tài khoản của mình, Amazon không thể kích hoạt lại hoặc khôi phục tài khoản đó.

 

Kết luận

Mỗi loại tài khoản sẽ có cách thức đăng ký và vận hành khác nhau. Tùy thuộc vào mục đích  sử dụng mà doanh nghiệp sẽ đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Chúc doanh nghiệp sớm gặt hái được thành công trong “sân chơi mới” này.

 ______________________

Tham gia group Bán Sao Nhanh Giàu? -Tư duy bán hàng 4.0

Theo dõi Fanpage: AlpGood.vn – Nền tảng quản lý và bán hàng trên Amazon đơn giản hóa và hiệu quả cho người dùng       

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.