Với tiềm năng và sự phát triển không ngừng của mình, Zalo Mini App là mảnh đất màu mỡ đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp tập trung khai thác. Vậy, Zalo Mini App là gì? Và quan trọng hơn là, nền tảng này sẽ giúp doanh nghiệp như thế nào trong việc tối ưu hoạt động kinh doanh? Cùng APGShop tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Tổng quan về Zalo Mini App

Trước tiên, Mini App là gì?

Mini App hiểu đơn giản là một ứng dụng nhỏ chạy trên một nền tảng ứng dụng lớn được gọi là Super App. Điều đó có nghĩa là, để sử dụng Mini App, người dùng chỉ cần truy cập vào Super App mà không cần phải tải ứng dụng về hay cập nhật ứng dụng. Đứng về phía khách hàng, họ sẽ không cần phải lo lắng về việc ứng dụng “ngốn” quá nhiều bộ nhớ hay phải phiền phức tải app mới. Trong khi đó, ở phía doanh nghiệp, bạn sẽ tận dụng được tối đa hệ sinh thái cũng như người dùng sẵn có đến từ app “mẹ”.

Hiện tại, ở Việt Nam, chưa có nhiều doanh nghiệp triển khai hệ thống Mini App. Những cái tên tiêu biểu có thể kể qua bao gồm Zalo, Momo, Shopee và Tiki. Trong đó, Zalo được biết đến phổ biến hơn cả, khẳng định sức mạnh của nền tảng super app này.

zalo-mini-app

Zalo Mini App là gì?

Zalo Mini App là những ứng dụng nhỏ được triển khai và hoạt động trực tiếp trên nền tảng Zalo. Dù được gọi là một Mini App nhưng khách hàng của doanh nghiệp hoàn toàn có thể tiếp nhận các thông tin truyền thông và chăm sóc khách hàng, đồng thời xem mặt hàng, mua sắm, thanh toán, kiểm tra lộ trình vận chuyển tương tự như trên các app lớn.

Như đã đề cập ở trên, ngoài Zalo ra, tại Việt Nam cũng có một số đơn vị khác triển khai phát triển Mini App. Tuy nhiên, Zalo được ứng dụng phổ biến nhất là bởi:

  • Zalo xuất phát điểm là một app kết nối nghe gọi và dần phát triển lên thành cả một nền tảng mạng xã hội. Chính bởi điều này Mini App khi được xây dựng trên Zalo không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc bán hàng mà còn tận dụng được tối đa các tính năng có sẵn của Zalo để hoạt động Marketing và chăm sóc khách hàng. Từ đó, tạo nên sức mạnh cho thương hiệu và gia tăng doanh số.
  • Lượng người dùng đông đảo, phủ rộng từ bắc tới nam. Có thể nói người Việt Nam rất ít ai không sử dụng Zalo.
  • Nền tảng Zalo sở hữu nhiều tính năng, giao diện dễ sử dụng. Chính vì vậy, các Mini App được xây dựng trên Zalo đều được tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng.

5 lợi ích mà Zalo Mini App đem lại cho doanh nghiệp?

1. Tiết kiệm chi phí với mức giá rẻ

Trung bình, nếu muốn triển khai xây dựng và phát triển một ứng dụng dành riêng cho doanh nghiệp của mình, chi phí sẽ giao động trong phạm vi từ 60 – 200 triệu. Đó là còn chưa tính chi phí vận hành, chi phí nâng cấp và giải quyết các sự cố, chi phí marketing và chi phí nhân sự sẽ xảy ra trong quá trình đưa ứng dụng vào hoạt động.

Với bản chất là một ứng dụng con được phát triển trong ứng dụng khác lớn hơn, Zalo Mini App có thể tận dụng toàn bộ công nghệ, nền tảng gốc để phát triển. Đặc biệt hơn, Zalo còn miễn phí chi phí đăng ký, phát hành và duy trì Zalo Mini App. Doanh nghiệp sẽ chỉ phải mất một khoản phí cho dịch vụ thuê ngoài để lập trình. Chính vì lý do này, chi phí triển khai Zalo Mini App có thể tiết kiệm 50% – 70% so với việc triển khai một ứng dụng thông thường tùy vào đơn vị phát triển app mà doanh nghiệp hợp tác.

2. Triển khai đơn giản, thời gian phát triển sản phẩm nhanh

Một native app thông thường sẽ phải mất từ 500 – 800 giờ (Thậm chí là hơn) để xây dựng. Lượng thời gian này sẽ có sự biến động tùy vào yêu cầu và các tính năng cho ứng dụng mà công ty muốn có.

Trong khi đó, Zalo Mini App cung cấp cho doanh nghiệp rất nhiều công cụ khác nhau để tối ưu hóa thời gian và dễ dàng hơn trong quá trình “khai móng, xây nhà”, cụ thể:

  • Bộ UI Component được thiết kế sẵn, chuẩn giao diện Mobile.
  • Phát triển và tùy biến Zalo Mini App dễ dàng hơn với Zalo Mini App Studio.
  • Hệ thống Mini App Center giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý và thiết lập các thông tin liên quan tới ứng dụng của mình.

Ngoài ra, Zalo còn cung cấp bộ tài liệu và công cụ hỗ trợ xây dựng và triển khai Zalo Mini App đơn giản, nhanh chóng hơn.

3. Tận dụng hệ sinh thái và lượng người dùng lớn từ Zalo

Zalo sở hữu hơn 70 triệu người dùng thường xuyên (Chiếm hơn 70% dân số Việt Nam) và con số này vẫn còn tiếp tục gia tăng. Chính vì vậy, so với việc tự tạo ứng dụng và quảng bá ứng dụng đó, việc tạo app trên Zalo sẽ giúp doanh nghiệp trong việc quảng bá nền tảng kinh doanh mới của mình thông qua một ứng dụng “mẹ” nổi tiếng có sẵn.

Không chỉ vậy, Zalo vốn có sẵn hệ sinh thái và các tính năng hỗ trợ truyền thông, CSKH và kinh doanh mạnh mẽ. Khi tạo Zalo Mini App, doanh nghiệp sẽ tận dụng được các tính năng có sẵn sau:

  • Zalo Broadcast: Gửi tin nhắn Marketing tới toàn bộ những khách hàng có quan tâm tới doanh nghiệp trên Zalo OA.
  • Zalo Store: Cửa hàng trực tuyến, nơi doanh nghiệp có thể quản lý đơn hàng, quảng cáo sản phẩm, cho phép khách “chốt đơn”, thanh toán tiện lợi, nhanh chóng y hệt các sàn thương mại điện tử.
  • Zalo Post: Đăng tải các nội dung thu hút khách hàng như trên các trang Mạng xã hội.
  • Zalo Menu: Tạo các nút đường dẫn về link mua hàng, về website, các add-on liên hệ với shop hoặc xem gian hàng,… ngay trong khung chat.
  • Zalo Ads: Tạo chiến dịch chạy quảng cáo thu hút khách hàng tiềm năng

4. Tối giản hóa quy trình quản lý chất lượng và hiệu suất

Thông thường khi tạo ra một native app, doanh nghiệp cần chú trọng vào khâu quản lý chất lượng hiệu suất để đảm bảo đem lại trải nghiệm mượt mà nhất cho khách hàng. Với ưu thế là một Mini App, doanh nghiệp sẽ không phải lo lắng về việc quản lý những yếu tố này. Bản thân Zalo đã là một ứng dụng mạnh. Bên cạnh đó, Zalo sẽ hỗ trợ và chủ quản trong việc quản lý chất lượng.

5. Khẳng định sự chuyên nghiệp và uy tín với khách hàng 

Việc sở hữu một ứng dụng kinh doanh với giao diện được tối ưu thể hiện được sự chuyên nghiệp của một thương hiệu. Bên cạnh đó, Zalo nổi tiếng với việc quản lý khắt khe. Điều này được thấy rõ thông qua việc Zalo kiểm duyệt rất kỹ nội dung Marketing và CSKH của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có thể tạo thành công Zalo Mini App và nhận được tích vàng chất lượng, điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã chứng minh được uy tín của thương hiệu. Theo nghiên cứu, độ uy tín của thương hiệu sẽ tác động trực tiếp lên quyết định mua của khách hàng.

zalo-mini-app

Các loại hình ứng dụng Zalo Mini App phổ biến

Tương tự như Native App, doanh nghiệp có thể triển khai bất cứ loại hình Zalo Mini App nào mà mình muốn. Dưới đây là những nhóm ứng dụng Zalo Mini App phổ biến nhất đang được triển khai trên nền tảng app “mẹ” Zalo.

Ứng dụng Thương mại điện tử

Thương mại điện tử chính là hình thức phổ biến nhất trên Zalo, đồng thời cũng là lĩnh vực được nhiều doanh nghiệp chú ý nhất. Phổ biến nhất là Zalo Mini App ngành F&B, Zalo Mini App ngành bán lẻ, … Đối với những ứng dụng này, khách hàng có thể truy cập app để tìm kiếm sản phẩm/ dịch vụ, lọc kết quả hiển thị, so sánh giá cả, đưa sản phẩm/ dịch vụ vào giỏ hàng, chọn mua, thanh toán và theo dõi đơn hàng chỉ với một nền tảng duy nhất.

Loại hình ứng dụng thương mại điện tử được nhiều doanh nghiệp ngành bán lẻ sử dụng. Ngoài ra, những ngành khác như du lịch – dịch vụ, làm đẹp, FnB,… cũng sử dụng loại hình này rất nhiều để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Ứng dụng Tài chính – Ngân hàng

Các đơn vị tài chính, ngân hàng và bảo hiểm chính là một trong những nhóm ngành hàng tiên phong triển khai Zalo Mini App. Về cơ bản, Zalo Mini App thuộc loại hình này không khác biệt quá nhiều so với Native App. Khách hàng vẫn có thể triển khai các giao dịch tài chính như trên ứng dụng điện thoại bình thường. Tuy nhiên, các tác vụ sẽ có phần tối giản hơn. Tương tự như một bản “Lite” vậy.

Ứng dụng Giải trí

Đây có lẽ là loại hình ứng dụng ít được sự chú ý nhất bởi các doanh nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên, việc Zalo Mini App có thể triển khai được những trò chơi, nền tảng giải trí chính là một sự khẳng định giúp các doanh nghiệp yên tâm hơn về sức mạnh và sự mượt mà của các Mini App trên Zalo.

Một số ứng dụng giải trí phổ biến trên nền tảng Zalo là: Vương Lão Gia, Vua bắn cá, Tá lả, Tiến lên, Đuổi hình bắt chữ, ZingPlay Animal,…

Ứng dụng Kết nối

Các ứng dụng kết nối thường xuyên được sử dụng bởi các ngành hàng tập trung chính vào hoạt động Marketing và CSKH. Điển hình nhất là nhóm ngành giáo dục với những app mang tính chất thông báo, kết nối phụ huynh và học sinh với nhà trường/ trung tâm/ doanh nghiệp giáo dục hoặc đăng tải trực tiếp những khóa học trên Zalo Mini App.

Các tính năng nổi bật được ứng dụng trên Zalo Mini App

Tùy vào loại hình Zalo Mini App mà doanh nghiệp lựa chọn cũng như lĩnh vực hoạt động của mình mà Zalo Mini App sẽ bao gồm các tính năng khác nhau. Dưới đây là một vài tính năng nổi bật được nhiều doanh nghiệp ứng dụng:

  • Tính năng Booking và quản lý Booking
  • Tính năng Ecommerce – Mua hàng trực tuyến
  • Tính năng tích điểm – Xây dựng chương trình khách hàng thân thiết
  • Thông báo đẩy
  • Games kết hợp mua sắm

Zalo Mini App hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào?

Zalo Mini App không chỉ là một ứng dụng mô phỏng sàn thương mại điện tử để hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng như thông thường. Lý do nền tảng này được gọi là giải pháp “All in One” cho hoạt động kinh doanh chính là bởi khả năng đa nhiệm của nó. Cụ thể:

  • Tự động hóa hoạt động chăm sóc khách hàng, hỗ trợ nuôi dưỡng khách hàng trung thành.
  • Giải pháp xây dựng các chiến lược Marketing tự động đến khách hàng giúp thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng.
  • Chuyển đổi số với hoạt động tư vấn và booking (đặt lịch) online giúp tiết kiệm thời gian, cực kỳ tiện lợi và dễ dàng hơn trong hoạt động kiểm soát dữ liệu.
  • Nâng cao trải nghiệm mua sắm với nền tảng mua sắm trực tuyến.

Và rất nhiều tính năng khác tùy vào mong muốn xây dựng app mà doanh nghiệp có nhu cầu triển khai để tối đa hóa khả năng ra đơn và cải thiện doanh thu của doanh nghiệp.

Ngoài ra, việc tạo ra một Zalo Mini App cho thương hiệu không chỉ đem lại những giá trị tích cực cho doanh nghiệp mà còn trực tiếp đem lại những trải nghiệm hài lòng đối với khách hàng của bạn. Theo số liệu thống kê, 89% doanh nghiệp hiện nay đang cạnh tranh bằng CX (Trải nghiệm khách hàng). Đồng thời, 73% người tiêu dùng cho rằng một trải nghiệm tốt sẽ là yếu tố quyết định khi họ đưa ra quyết định mua hàng. Chính vì vậy, việc sở hữu Zalo Mini App với trải nghiệm đã được tối ưu là một yếu tố không hề nhỏ tác động lên doanh thu của doanh nghiệp.

Cụ thể, thay vì phải tải app với nỗi lo “ngốn” dung lượng điện thoại, khách hàng của doanh nghiệp hoàn toàn có thể truy cập Mini App ngay trên nền tảng Zalo một cách nhanh chóng và tạo lối tắt mở nhanh trên điện thoại với giao diện như một native app. Thay vì phải tạo tài khoản và xác thực như trên ứng dụng thông thường, khách hàng có thể dễ dàng liên kết tài khoản và số điện thoại đăng ký với Zalo chỉ trong vài giây.

Không chỉ vậy, việc doanh nghiệp sớm triển khai Zalo Mini App sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cực kỳ lớn. Zalo hiện nay đang ưu tiên quảng bá cho những doanh nghiệp tạo ứng dụng sớm trên nền tảng này.

Các bước khởi tạo Mini App với Zalo

Để khởi tạo Mini App với Zalo, doanh nghiệp cần trải qua 5 bước cơ bản:

  • Bước 1: Tạo App Zalo Platform
  • Bước 2: Tạo Mini App
  • Bước 3: Dev Mini App
  • Bước 4: Gửi xét duyệt
  • Bước 5: Phát hành Mini App

Trong từng bước lớn phía trên sẽ bao gồm các bước nhỏ hơn và đòi hỏi người tạo app phải có chuyên môn và hiểu biết chuyên sâu về IT.

______________________

Tham gia group: Cộng đồng Thương mại điện tử Việt Nam

Theo dõi Fanpage: APGShop.vn – Nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh 

Theo dõi Zalo: APGShop.vn – Nền tảng quản lý và bán hàng Thương mại điện tử

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.