Việc tạo tài khoản Amazon seller khá nghiêm ngặt, cần chuẩn bị nhiều loại giấy tờ cũng như mất nhiều công đoạn (xem Chuẩn bị gì khi đăng ký tài khoản bán hàng trên Amazon?). Do vậy, khi bắt đầu có ý tưởng kinh doanh trên Amazon, nhiều seller đã nghĩ đến việc mua một tài khoản có sẵn thay vì tự tạo lập.

Vì vậy, trước khi tiến hành mua một tài khoản Amazon, seller hãy cân nhắc những điều lưu ý mà APGShop chia sẻ sau đây.

Quy trình tạo tài khoản trên Amazon rất nghiêm ngặt và chi tiết

Có thể seller đã quen với việc tạo tài khoản người bán trên các sàn thương mại điện tử trong nước như Shopee, Lazada,… khi mà chỉ cần số điện thoại, gmail, chứng minh công dân,… là đã có thể bán hàng trên các nền tảng đó. Tạo tài khoản trên Amazon lại không dễ dàng như vậy.

Amazon kiểm soát chặt chẽ việc kinh doanh của người bán trên tất cả các thị trường trong suốt quá trình kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bền vững, có lợi cho người mua và cả người bán.

Amazon luôn khuyến khích người bán khắp nơi trên thế giới tham gia nhưng đồng thời lại tạo ra một bộ máy sàng lọc. Chỉ những sản phẩm chất lượng, những thương hiệu uy tín mới có quyền xuất hiện trên Amazon. Để có thể kiểm soát được điều này, Amazon phải kiểm duyệt ngay ở những bước đầu – tạo tài khoản.

Từ đó cho thấy Amazon cực kỳ quan tâm đến sự an toàn của khách hàng. Việc mua phải những mặt hàng kém chất lượng được hạn chế tối đa. Vì thế mà Amazon mới có con số người dùng lớn và giá bán cao đến vậy!

Điều gì cần quan tâm khi tôi muốn tự tạo một tài khoản người bán trên Amazon?

Trước tiên, bạn cần nắm rõ quy định của Amazon về tài khoản Amazon seller:

  • Người bán không được có nhiều hơn một tài khoản cho seller. Đừng nói tới việc sở hữu nhiều tài khoản bán hàng, việc sử dụng nhiều tài khoản để mua hàng cũng không được Amazon cho phép. Nếu tạo nhiều tài khoản người bán trên Amazon mà không được ủy quyền có thể dẫn đến tạm ngưng tất cả các tài khoản.
  • Tài khoản của người bán trên Amazon không được chuyển nhượng hoặc mua bán.
  • Nếu quyền sở hữu của một doanh nghiệp thay đổi vì bất kỳ lý do gì, CHỦ SỞ HỮU MỚI cần thiết lập một tài khoản người bán MỚI.

Các rủi ro có thể gặp phải khi mua bán tài khoản người bán trên Amazon có sẵn

Những năm gần đây, Amazon như một “cơn sốt” trong cuộc chiến thương mại điện tử. Đó là mục tiêu bán lẻ của rất rất nhiều người bán trên toàn thế giới.

Nhưng ở Việt Nam, có lẽ hai năm 2019 và 2020 mới chính là thời gian doanh nghiệp Việt bắt đầu tiếp cận và khởi đầu cuộc đua. Nhưng khi bắt đầu, tại khâu tạo tài khoản, cá nhân/ doanh nghiệp đã gặp ngay những trở ngại. Vì vậy, họ tìm mọi cách để “vượt qua”. Và cách đơn giản chính là tìm những nơi bán tài khoản Amazon trên các cộng đồng hoặc các công cụ tìm kiếm.

Nhưng quy trình và hồ sơ đăng ký tài khoản bán hàng trên Amazon lại được quản lý rất nghiêm ngặt. Có không ít người bán gặp khó khăn khi đăng ký. Vì vậy, một hiện trạng đang diễn ra là MUA BÁN tài khoản Amazon Seller xuất hiện khắp nơi. Nhưng các doanh nghiệp có biết rằng, đó có thể là tài khoản đã qua sử dụng hoặc tài khoản ảo (chưa qua bước xác minh danh tính thứ 2).

Hãy thử search từ khóa “mua tài khoản Amazon Seller”. Kết quả trả về là vô số lời mời chào, cả tài khoản cá nhân và chuyên nghiệp. Ở đó họ cam kết bảo hành tài khoản như một món hàng kĩ thuật. Nhưng có ai chắc chắn cho điều này, họ đưa bạn tài khoản chỉ qua bước đầu rồi biến mất. Trường hợp này, người mua hoàn toàn không có cách khiếu nại, cơ bản vì việc mua tài khoản người bán đã là trái quy định rồi.

tai-khoan-amazon
Một group về mua bán tài khoản Amazon với 2,7 nghìn thành viên

Hai rủi ro người mua tài khoản thường gặp phải

Trường hợp thứ nhất: Người bán tài khoản sử dụng thông tin của họ để đăng ký. Vì vậy khi doanh nghiệp mua về, doanh nghiệp đang sử dụng những thông tin của họ. Điều này sẽ dẫn đến những rắc rối về thủ tục và pháp lý sau này. Mặc khác, Amazon thường rà soát thông tin tài khoản sau một thời gian bán hàng. Việc này yêu cầu thông tin phải khớp với thông tin ban đầu dùng để đăng ký tài khoản. Nếu thông tin không trùng khớp, khả năng tài khoản bị khóa rất cao.

Trường hợp thứ hai: Amazon kiểm soát nghiêm ngặt việc xác thực thông tin tài khoản thông qua bước XÁC MINH TÀI KHOẢN LẦN 2. Việc mua tài khoản có sẵn có khả năng tài khoản chưa qua bước xác minh lần 2. Và đương nhiên, lúc này tài khoản đó chưa được hoạt động.

Lời khuyên từ APGShop

Việc mua tài khoản người bán vô cùng rủi ro với những hậu quả khó có thể lường trước được. Vì vậy, các seller hãy thật sáng suốt để đưa ra quyết định đúng đắn!

Hơn nữa, điều này càng làm cho ánh nhìn của các nước về Việt Nam càng thêm “khắc nghiệt” hơn. Đừng để cái lợi trước mắt làm ảnh hưởng đến sự hợp tác lâu dài.

Xem thêm Tạo tài khoản người bán trên Amazon dễ hiểu!

 ______________________

Tham gia group Bán Sao Nhanh Giàu? -Tư duy bán hàng 4.0

Theo dõi Fanpage: APGShop.vn – Nền tảng quản lý và bán hàng trên sàn Thương mại điện tử đa kênh  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.